Tìm hiểu phản ứng của baking soda khi tiếp xúc với nước nóng, nước lạnh và giấm
A. Chuẩn bị
– Baking soda
– Nước nóng, nước lạnh
– Giấm ăn
– Nước rửa bát
– 2 cốc nhỏ
– 2 bình/2 cốc lớn
– Khay lớn
B. Video thí nghiệm
Chi tiết cách làm và giải thích hiện tượng ở dưới bài viết nhé 👇👇👇
Xem thêm một số thí nghiệm khác với Baking soda
C. Cách làm
1. Nước nóng và nước lạnh
– Đặt 2 cốc nhỏ lên bàn, đổ vào mỗi cốc một thìa baking soda.

– Một cốc rót nước lạnh, hoặc nước ở nhiệt độ phòng vào. Một cốc rót nước nóng vào. Quan sát hiện tượng.
Lưu ý
> Thí nghiệm này có nước nóng nên lưu ý dùng cốc nhỏ và rót khoảng nửa cốc nước nóng là được rồi, lỡ có đổ cũng ko lo bỏng lắm.
> Bình đừng nước nóng sau khi đổ vào cốc nên để xa tầm tay trẻ.
> Yêu cầu trẻ ngồi ngay ngắn không nghịch ngợm.
2. Giấm và nước rửa bát
– Chuẩn bị 2 bình trong suốt, đặt lên khay (tránh bẩn bàn).
– Mỗi bình đổ khoảng 30ml giấm.
– Đổ một ít nước rửa bát vào một bình, bình kia không đổ.

– Cho vào mỗi bình một thìa baking soda và quan sát hiện tượng.
D. Giải thích
1. Ở thí nghiệm đầu tiên, hiện tượng quan sát được như sau
– Bên cốc nước nóng bọt sẽ sủi lên rất nhiều, bột baking soda tan gần như hoàn toàn.
– Bên cốc nước lạnh không có bọt khí/rất ít bọt, bột baking soda vẫn chưa tan hoàn toàn.

Giải thích
> Baking soda có công thức hóa học là NaHCO3. Khi gặp nước nóng sẽ tự phân hủy thành muối natri và giải phóng khí CO2 – là những bọt khí mà bạn quan sát được.
> Baking soda tan tốt hơn trong nước nóng.
2. Thí nghiệm thứ hai, hiện tượng quan sát được như sau
– Bình không có nước bát bỏi sủi lên rất nhanh, nhanh chóng vỡ và hạ xuống.
– Bình có nước rửa bát bọt sẽ nhiều hơn, dâng lên chậm hơn nhưng bền hơn rồi tràn ra khỏi cốc.

Giải thích
> Baking soda khi gặp giấm sẽ có phản ứng tạo ra khí Carbonic (xem thêm “Thí nghiệm với baking soda và giấm”), tạo bọt khí nổi lên phía trên.
> Nước rửa bát có chứa chất tạo bọt và độ nhớt cao sẽ giúp phản ứng sinh ra nhiều bọt hơn, bọt bền lâu vỡ hơn.
Hãy hỏi bé vài câu
– Con quan sát thấy gì
– Con nghĩ xem tại sao lại như thế?
– Nước nóng sẽ hòa tan bột baking soda nhanh hơn và tạo ra nhiều bong bóng nhỏ nổi lên trên.
– Nước rửa bát tạo ra nhiều bong bóng hơn, làm bong bóng lâu vỡ hơn.